Chào mừng bạn đến với trang Web của Bác sỹ Lê Quang!

Có rất nhiều người trong chúng ta dù đang trong quá trình điều trị mụn mà mụn mới vẫn mọc vậy nguyên nhân là gì?

Thói quen chăm sóc da hàng ngày không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến điều đó. Vậy dưới đây là 10 thói quen mà bác sĩ khuyên các bạn hãy dừng lại ngay nếu muốn làn da cải thiện mụn tốt nhất trong quá trình điều trị

1. Thay đổi phương pháp điều trị mụn sau mỗi tuần vì chưa thấy hiệu quả

Đây là việc làm sai lầm vì mỗi phương pháp cần có thời gian để phát huy hiệu quả. Nếu bạn sử dụng thì da của bạn rất dễ kích ứng và làm tình trạng mụn có thể không thuyên giảm mà còn nặng nề hơn.

Thay vào đó cần làm gì: Cho một khoảng thời gian để các phương pháp điều trị mụn phát huy tác dụng. Bạn nên sử dụng một phương pháp trị mụn từ 6 đến 8 tuần, một số phương pháp trị mụn phải mất nhiều thời gian để thấy được sự cải thiện của mụn. Nếu sau khoảng thời gian đủ để phương pháp trị mụn phát huy tác dụng mà bạn vẫn chưa thấy tình trạng mụn cải thiện thì lúc đó bạn hãy thay đổi phương pháp khác

2. Chỉ thoa thuốc trị mụn lên vùng da bị mụn

Việc sử dụng thuốc trên những nốt mụn thì các bạn nhìn thấy đó là việc đúng, nhưng việc này không thể ngăn ngừa việc mọc mụn mới.

Thay vào đó, bạn nên làm gì: Để ngăn ngừa mụn mới xuất hiện, hãy thoa đều một lớp mỏng thuốc trị mụn lên vùng da dễ bị mụn của bạn. Ví dụ, nếu bạn có xu hướng nổi mụn trên trán, mũi và cằm, bạn sẽ thoa đều hỗn hợp trị mụn lớp mỏng trên các vùng này trên khuôn mặt.

3. Sử dụng các sản phẩm trang điểm,chăm sóc da,chăm sóc tóc có thể gây mụn

Một số sản phẩm trang điểm, chăm sóc da, tóc gây nên việc nổi mụn. Ví dụ như: các sản phẩm chứa dầu gây bít tắc nang lông tuyến bã gây nên tình trạng mọc thêm nhiều mụn mới hơn

Thay vào đó, cần làm gì: Chỉ sử dụng các sản phẩm trang điểm, kem chống nắng, chăm sóc da và tóc được dán nhãn “không gây mụn” hoặc “sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông”. Những sản phẩm này không gây ra mụn ở hầu hết mọi người

5. Dùng chung đồ trang điểm, cọ trang điểm và sản phẩm trang điểm

Ngay cả khi bạn dùng đồ trang điểm không chứa dầu thì việc dùng chung đồ trang điểm , cọ trang điểm có thể làm vi khuẩn, dầu thừa, tế bào chết lây lan từ người khác sang da bạn làm da bạn bị bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn làm xuất hiện các mụn viêm.

Thay vào đó, bạn phải làm gì: Đảm bảo rằng bạn là người duy nhất sử dụng đồ trang điểm, cọ trang điểm và dụng cụ trang điểm

6. Đi ngủ khi lớp trang điểm chưa được loại bỏ làm sạch

Ngay cả khi trang điểm không gây mụn cũng có thể gây ra mụn nếu bạn đi ngủ mà không làm sạch nó

Thay vào đó cần làm gì: Tẩy trang và rửa lại mặt sạch trước khi đi ngủ .Nếu bạn quá mệt không thể rửa mặt, hãy sử dụng khăn giấy tẩy trang. Chỉ cần đảm bảo không còn lớp trang điểm vẫn đọng trên da mặt

7. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày

Nhiều bạn cho rằng việc mụn mọc là do làn da chưa sạch nên đã cố gắng làm sạch bằng cách rửa mặt thật nhiều lần. Nhưng việc đó làm cho da bị mất lớp bảo vệ và làm cho da khô, dễ kích ứng, và rất dễ mọc mụn thêm

Thay vào đó, bạn nên làm gì: Rửa mặt hai lần một ngày – khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể rửa mặt khi bạn hoạt động khiến bạn đổ mồ hôi

8. Làm da trở nên thật khô

Da bị mụn thường là da nhờn, vì vậy bạn có thể muốn áp dụng các liệu pháp làm khô da và trị mụn cho đến khi da mặt khô lại. Hãy dừng lại. Da khô là da dễ bị kích ứng. Bất cứ khi nào bạn kích ứng da, bạn sẽ có nguy cơ nổi nhiều mụn hơn.

Thay vào đó phải làm gì: Sử dụng các phương pháp điều trị mụn trứng cá theo chỉ dẫn. Nếu da bạn bị khô, hãy thoa kem dưỡng ẩm dành cho da bị mụn. Bạn sẽ cần thoa kem dưỡng ẩm hai lần một ngày, sau khi rửa mặt. Bạn cũng nên tránh sử dụng chất làm khô da, cồn tẩy rửa và bất cứ thứ gì khác có thể làm khô da.

9. Chà xát da

Để loại bỏ mụn trứng cá, bạn có thể muốn tẩy tế bào chết cho da thật sạch hay sử dụng 1 loại sửa rửa mặt thật mạnh, chứa các hạt chà xát. Đây là 1 suy nghĩ sai lầm. Việc chà xát có thể gây kích ứng da, khiến mụn bùng phát.

Cần làm gì để thay thế: Hãy nhẹ nhàng khi rửa mặt và các vùng da khác có mụn. Bạn nên sử dụng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây mụn. Dùng đầu ngón tay thoa nhẹ sữa rửa mặt theo chuyển động tròn. Nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước ấm, chỉ sử dụng ngón tay của bạn. Sau đó thấm khô da bằng khăn sạch.

10. Dùng khăn lau mạnh khi hoạt động ra mồ hôi

Việc dùng khăn chà hay lau mạnh trên da làm da có thể kích ứng, nổi mụn

Thay vào đó, bạn nên làm gì: Khi tập thể dục, hãy dùng khăn sạch thấm nhẹ mồ hôi trên da hoặc kết thúc buổi hoạt động có thể rửa mặt nhẹ nhàng.

11. Cạy, nặn mụn

Vẫn còn rất nhiều bạn nghĩ khi bị mụn thì cần phải nặn thật sạch nhân mụn là sẽ ổn Nhưng khi nặn mụn, bạn có khả năng đẩy một số chất bên trong (ví dụ như mủ, tế bào da chết hoặc vi khuẩn) vào sâu hơn trong da. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ làm tăng tình trạng viêm nhiễm của mụn. Ngoài ra khi nặn mụn thì dễ để lại thâm, sẹo.

Thay vào đó, bạn nên làm gì: Chống lại sự cám dỗ của việc cạy,nặn mụn. Bạn nên điều trị mụn của mình bằng thuốc trị mụn. Nếu bạn bị mụn sâu hoặc sưng tấy, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để giúp làm sạch mụn.

Lưu ý: Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ: Khi bạn đã sử dụng các phương pháp điều trị mà không cần bác sĩ kê đơn không có hiệu quả, thì cần đến gặp bác sĩ để cho bạn lời khuyên và phương pháp điều trị hiệu quả,phù hợp với tình trạng mụn của bạn nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *