Bạn đang nghĩ rằng mình bị nổi mụn do tập luyện thể thao, hoặc tập luyện thể dục thể thao làm cho tình trạng mụn của bạn trở nên trầm trọng hơn. Điều đó có thể đúng
Nếu bạn bị nổi mụn do tập luyện thể dục thể thao, bạn không cần ngừng luyện tập, mà vẫn có thể tiếp tục luyện tập những môn thể thao yêu thích của mình và áp dụng các bí quyết phòng tránh nổi mụn do tập luyện thể thể dục thể thao từ bác sỹ chuyên khoa da liễu
1. Rửa mặt hoặc tẩy trang trước khi tập luyện
Tốt nhất bạn hãy rửa sạch mặt trước khi tập luyện, nếu việc rửa mặt không được áp dụng bạn hãy sử dụng bông tẩy trang để loại bỏ toàn bộ các mỹ phẩm trang điểm trên da: Điều này giúp cho làn da của bạn thông thoáng và các chất bài tiết trên da như mồ hôi, chất bã nhờn không bị bít tắc và tích tụ trong da khi tập luyện từ đó hạn chế việc nổi mụn do tập luyện
2. Mặc quần áo tập sạch trong mỗi buổi tập luyện
Quần áo tập luyện cần phải giặt sạch sau mỗi buổi tập, nếu bạn mặc quần áo chưa giặt ( trong buổi tập trước đó) thì trên quần áo tập này sẽ chứa các tế bào da chết, vi khuẩn và dầu, điều đó sẽ gây nên bít tắc lỗ chân lông của bạn dẫn đến nổi mụn do tập thể thao
3. Thoa kem chống nắng nếu bạn phải tập luyện ngoài trời.
Các bức xạ do ánh nắng mặt trời có thể gây nên mụn vì làm khô da từ đó kích thích cơ thể tăng tiết bã nhờn, tắc ngẽn lỗ chân lông và gây nên mụn trứng cá.
Nếu bạn sẽ tập thể dục ngoài trời vào ban ngày, Bạn hãy bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài tròi 15 phút để ngăn ngừa nổi mụn do tập luyện thể thao cũng như phòng tránh những tác hại của ánh nắng mặt trời gây nên cho làn da của bạn.
Sản phẩm kem chống nắng sử dụng khi tập luyện thể thao ngài trời cần đảm bảo các yêu cầu sau
- SPF 30 trở lên
- Phổ rộng (bảo vệ bạn khỏi tia UVA và UVB)
- Không thấm nước
- Công thức không chứa dầu (không tại mụn, không gây bít tắc lỗ chân lông)
4. Dùng khăn bông mềm, sạch thấm mồ hôi trong khi tập luyện
Dùng khăm bông mềm sạch thấm nhẹ nhàng mồ hôi trên da, không được dùng khăn bẩn ( khăn đã dùng trong lần tập luyện trước đó nhưng chưa giặt) không nên lau mạnh hoặc chà sát mạnh lên da vì điều đó có thể gây nổi mụn do tập luyện.
5. Tránh dùng chung thiết bị bảo vệ trong tập luyện
Nếu có thể bạn hãy tránh dùng chung các thiết bị bảo vệ trong tập luyện như mũ bảo hiểm, găng tay, tấm đệm lót….Những thứ này có thể chứa đầy vi khuẩn gây mụn và dầu, có thể khiến bạn nổi mụn do tập luyện.
6. Lau sạch thiết bị tập luyện dùng chung trước khi sử dụng.
Thiết bị dùng chung có thể chứa đầy vi khuẩn gây mụn và dầu. Nếu tay của bạn tiếp xúc với các dung cụ đó rồi và sau đó sờ lên trán, mặt và các vùng da dễ bị nổi mụn khác, bạn có thể lây lan vi khuẩn và dầu gây mụn từ thiết bị đó lên da và gây nổi mụn do tập luyện thể thao
7. Nên tắm ngay sau khi tập thể dục.
Tắm ngay sau khi tập luyện giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên da để tránh bị nổi mụn do tập luyện thể thao
Nếu trên da của bạn đang có mụn hãy chọn một loại sữa rửa mặt, sữa tắm dịu nhẹ, không có chất tạo bọt, không gây bít tắc nang lông, không gây mụn. Thoa sữa rửa mặt và mát xa nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, hạn chế chà xát hoặc sử dụng nước nóng vì có thể kích ứng tạo mụn hoặc làm cho mụn bùng phát
Nếu bạn không thể tắm, hãy cân nhắc việc thay quần áo tập luyện và lau các vùng da có các tế bào chết bị bong ra với miếng tẩy trang có chứa axit salicylic. Điều này có thể ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc.
Nếu bạn có cơ địa da dễ bị mụn. Hãy làm theo làm theo các khuyến nghị này từ các bác sĩ da liễu để giúp phòng tránh và loại bỏ nổi mụn do tập luyện thể dục thể thao. Nếu bạn đang điều trị mụn thì bạn lại cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc trên khi tập luyện.
Nếu bạn đã áp dụng các lời khuyên trên mà tình trạng nổi mụn do tập luyện thể thao vấn tiếp diễn hoặc mụn của bạn không thuyên giảm hãy xem xét lại tính an toàn và vệ sinh của phòng tập cũng như các dụng cụ cá nhân sử dụng trong tập luyện. Bạn cũng có thể thăm khám và tư vấn Bác sỹ da liễu để nhận được lời khuyên cũng như tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tài liệu tham khảo
Fulton JE, Acne Rx: What acne really is and how to eliminate its devastating effects! Self-published; 2001.